Bản vẽ hoàn công là gì và có khác so với bản thiết kế của công trình không? Để tạo một bản vẽ hoàn công hoàn chỉnh thì cần những gì? Ngoài ra, quy định chi tiết về bản vẽ này trong xây dựng như thế nào? Để giải đáp đầy đủ cho từng thắc mắc trên mọi người hãy cùng tham khảo qua thông tin sau nhé.
Bản vẽ hoàn công là gì?
Bản vẽ hoàn công không phải là thuật ngữ xa lạ với dân chuyên thiết kế – xây dựng. Đây là thủ tục cần có trước khi hoàn thiện công trình và được định nghĩa theo các cách như sau:
Xem bản vẽ hoàn công tại dự án dự án Summerland Mũi Né
- Là bản vẽ một bộ phận hay toàn bộ công trình sau khi đã được hoàn thành. Trong bản vẽ cần thể hiện rõ kích thước thực tế của công trình so với bản thiết kế (đã được phê duyệt trước đó khi xin cấp giấy phép xây dựng).
- Là bản vẽ phản ánh lại tình trạng thực tế của công trình do nhà thầu hoàn thành so sánh với bản thiết kế đã được phê duyệt trước đó. Kết quả đo đạc, so sánh giữa công trình thực tế với bản thiết kế được thực hiện tại hiện trường và cần được sự xác nhận từ chủ đầu tư.
- Là cơ sở để tiến hành bảo hành/bảo trì các công trình cũng như là cơ sở để thực hiện cải tạo/sửa chữa công trình về sau khi có nhu cầu. Ví dụ như sửa chữa hệ thống điện – nước, thay thế/sửa chữa bộ phận nào đó của công trình…
Với những cách giải đáp trên mọi người đã hiểu rõ bản vẽ hoàn công là gì rồi. Vậy cùng tìm hiểu xem so với bản thiết kế bản vẽ hoàn công có gì khác nhé.
Xem thêm >> Sổ trắng nhà đất là gì
Sự khác nhau giữa bản thiết kế và bản vẽ hoàn công là gì?
Tất nhiên là sẽ có sự khác nhau nhất định giữa bản thiết kế và bản vẽ hoàn công. Bởi vì không thể đảm bảo độ chính xác 100% sau khi hoàn thành công trình y chang với bản thiết kế được. Vậy nên sự khác biệt giữa hai loại bản vẽ này chính là sai số trong phạm vi cho phép về kích thước, màu sắc, vài thông số thực tế khác.
Để tạo nên một bản vẽ hoàn công đúng quy định thì cần dựa vào cơ sở của bản thiết kế ban đầu. Và cho dù hoàn thành loại bản vẽ nào thì đều cần đến sự xác nhận từ các bên liên quan như chủ đầu tư, chủ thầu thi công.
Sau khi hoàn thành công trình và làm lễ hoàn công thì mọi người cần chuẩn bị các thủ tục cần thiết như:
- Giấy phép xây dựng.
- Hợp động xây dựng giữa chủ nhà (chủ đầu tư) với bên thi công (chủ thầu).
- Báo cáo lại kết quả khảo sát công trình xây dựng sau khi hoàn thành.
- Hồ sơ đầy đủ của bản vẽ thiết kế thi công.
- Bản báo cáo lại kết quả thẩm tra cùng bản kết quả thẩm định bản vẽ thiết kế thi công.
Quy định của bản vẽ hoàn công là gì?
Như thế nào là một bản vẽ hoàn công đúng quy định? Bản vẽ có cần đáp ứng những điều kiện như sau:
Kích thước và các thông số thực tế của công trình sau khi hoàn thành không vượt quá mức sai số cho phép so với bản vẽ thiết kế. Một vài ví dụ về mức sai số cho phép trong thi công tòa nhà của Tiêu chuẩn quốc gia (TCNV 5593:2012) chính là:
- Độ dốc mặt bằng đã san không vượt quá 1%.
- Chiều dày của lớp đất mặt không vượt quá 10%.
- Mức sai lệch trục ván khuôn so với bản thiết kế không vượt quá 10mm.
- Mức sai lệch về việc phân bố vị trí của các giá kích dọc tường không vượt quá trên dưới 10mm.
- Mức sai số cho phép về chiều dài và rộng của móng đúc sẵn là không vượt qua trên dưới 20mm.
- Mức sai số cho phép đối với bề mặt lớp lót bê tông là không vượt quá trên dưới 10mm.
Vậy nếu bản vẽ hoàn công có các thông số cụ thể không vượt quá mức sai số cho phép thì bản thiết kế được chụp hoặc photocopy để các bên liên quan đóng dấu xác nhận làm bản vẽ hoàn công.
Trường hợp bản vẽ hoàn công vượt quá mức sai số cho phép thì sao?
Với trường hợp này sẽ có cách xử lý cụ thể theo đúng quy định, mọi người hãy lưu ý.
Nếu kích thước, thông số thực tế của công trình sau khi hoàn thành khác biệt nhiều so với bản thiết kế thì nhà thầu cần ghi lại các thông số đó. Có thể ghi thông số thực tế bên cạnh hoặc bên dưới các thông số cũ của bản thiết kế. Trong trường hợp cần thiết, chủ thầu có thể tạo bản vẽ hoàn công mới. Hãy chú ý thực hiện tạo bản vẽ hoàn công đúng với quy định.
Một yêu cầu khác đối với các nhà thầu liên danh/kết hợp làm việc với nhau thì khi tạo bản vẽ hoàn công mỗi nhà thầu tự hoàn thành phần công trình của mình. Không được phép diễn ra tình trạng một nhà thầu ủy thác lại cho thành viên nhà thầu khác hoàn thành bản vẽ hoàn công.
Lời kết
Như vậy bài viết đã giải đáp chi tiết thắc mắc bản vẽ hoàn công là gì và các thông tin liên quan rồi. Mọi người nếu có nhu cầu tìm hiểu về các dự án BĐS hot được thực hiện bởi nhà thầu uy tín như The Peak Garden quận 7 thì hãy liên hệ đến Hưng Lộc Phát để được tư vấn nhé.