Bài viết của Hưng Lộc Phát Land trả lời các thắc mắc liên quan tới dự án sân bay Phan Thiết, Mũi Né. Phan Thiết có sân bay không? Quy hoạch? Tọa độ nằm ở đâu? Khi nào khởi công? Khi nào hoàn thành xong? Cật nhật mới nhất năm 2022.
Phan Thiết có sân bay không?
Thời điểm hiện tại, Phan Thiết chưa có sân bay. Tuy nhiên, tỉnh Bình Thuận đang thúc đẩy tiến độ để sớm khởi công dự án sây bay Phan Thiết. Dự án có sự ủng hộ từ Chính phủ tới địa phương và các doanh nghiệp lớn ở nhiều lĩnh vực.
Thông tin tổng quan dự án xây dựng sân bay Phan Thiết
- Tên dự án: Cảng hàng không Phan Thiết
- Vị trí: xã Thiện Nghiệp, TP Phan Thiết, Bình Thuận
- Cấp độ: 4E
- Tổng vốn đầu tư: 10.000 tỷ đồng
- Nguồn vốn: Phần vốn đầu tư khu hàng không dân dụng sân bay được huy động từ nhà đầu tư BOT- Công ty cổ phần Rạng Đông. Khu quân sự được lấy từ nguồn vốn của Bộ quốc phòng.
- Quy mô: tổng diện tích xây dựng 542 ha, trong đó đất quân sự 150 ha, đất dân dụng 145 ha, đất dùng chung 247 ha.
Xem ngay: Tiến độ dự án Summerland Mũi Né
Vị trí, tọa độ sân bay Phan Thiết nằm ở đâu?
Sân bay Phan Thiết tọa độ ở xã Thiện Nghiệp, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
Bản đồ quy hoạch dự án sân bay Phan Thiết
Sân bay Phan Thiết đã được Thủ tướng phê duyệt điều chỉnh từ cấp độ 4C lên 4E.
Khi điều chỉnh quy hoạch sân bay Phan Thiết, các cơ quan liên quan đã kéo dài đường cất hạ cánh sân bay từ 2.400m lên 3.050m, mặt đường lăn rộng 23m, dải lăn rộng 43,5m, đáp ứng các tiêu chuẩn của ICAO. Sân đỗ máy bay cũng được mở rộng gồm 2 máy bay code E, và 4 máy bay code C.
Nhà ga hành khách sân bay Phan Thiết được mở rộng từ 5.000 m2 lên 19.200 m2, để đạt công suất thiết kế 2 triệu hành khách/năm.
Sân bay Phan Thiết sẽ được chia làm 3 khu, khu bay dùng chung cho cả mục đích dân dụng và quân sự; khu phục vụ hàng không dân dụng gồm sân đỗ máy bay hàng không dân dụng, và công trình hàng không dân dụng nằm độc lập; khu quân sự dành riêng đỗ máy bay quân sự, hạ tầng kỹ thuật quân sự.
Tiến độ dự án sân bay Phan Thiết khi nào khởi công? Khi nào hoàn thành xong
Sân bay Phan Thiết được Chính phủ xác định là sân bay quân sự – dân dụng kết hợp. UBND tỉnh Bình Thuận sẽ hoàn tất các thủ tục đầu tư trong 2019, để tổ chức xây dựng trong giai đoạn 2021-2022, dự kiến hoàn thành trong năm 2023
Theo UBND tỉnh Bình Thuận, các bên liên quan đã hoàn tất công tác giải phóng mặt bằng bàn giao cho Bộ Quốc phòng và nhà đầu tư; hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi và thiết kế cơ sở theo ý kiến góp ý của các Bộ, ngành Trung ương và các Sở, ngành địa phương để trình thẩm định, phê duyệt, làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo.
#4 lý do để khẳng định việc khởi công sân bay Phan Thiết sẽ diễn ra sớm
#1 Sân bay Phan Thiết được khởi công từ 2015 và có sự chậm trễ trong mấy năm nay. Tuy nhiên, có những dấu hiệu dưới đây để Hưng Lộc Phát Lang khẳng định rằng dự án sẽ sớm được khởi công.
#2 Mũi Né được phê duyệt Khu du lịch quốc gia
Việc này đồng nghĩa thời gian tới Mũi Né sẽ được ưu tiên về nguồn vốn và chính sách để phát triển hơn.
18/12/2018 Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã thay mặt Thủ tướng ký Quyết định 1772/QĐ-TTg, phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia (KDLQG) Mũi Né đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Theo đó, KDLQG nằm trên dải đất ven biển từ xã Hòa Phú, Tuy Phong đến hết ranh giới phường Phú Hài, TP Phan Thiết, Bình Thuận với diện tích 14.760 ha. Trong đó, diện tích vùng lõi tập trung phát triển, hình thành các khu chức năng du lịch khoảng 1.000 ha.
#3 Sự đồng thuận và ủng hộ từ Trung ương đến địa phương
Hỉnh ảnh tại Hội nghị xúc tiến đầu tư Bình Thuận 2019
Sáng 22/09/2019, Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã đến dự và chỉ đạo tại Hội nghị xúc tiến đầu tư Bình Thuận năm 2019.
Trong giai đoạn tiếp theo, Bình Thuận thực hiện đổi mới chiến lược của nền kinh tế với phương châm: “Kết nối tiềm lực – Phát triển bền vững” dựa trên ba trụ cột chính của nền kinh tế là phát triển du lịch mà trọng tâm là Khu du lịch quốc gia Mũi Né; Phát triển công nghiệp, năng lượng sạch và thứ ba là nông nghiệp công nghệ cao với chuỗi giá trị sản phẩm có giá trị.
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Nguyễn Ngọc Hai cam kết, chính quyền các cấp sẽ cải cách thủ tục hành chính hành chính, tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện tốt nhất để các nhà đầu tư, các doanh nghiệp đến đầu tư tại Bình Thuận được triển khai dự án đúng như cam kết với phương châm hai bên cùng có lợi.
Đi vào phân tích “3 trụ cột” của kinh tế Bình Thuận, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình cho rằng, phát triển du lịch Bình Thuận hiện nay chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Bình Thuận cần thực hiện tốt quyết định của Thủ tướng về quy hoạch Mũi Né trở thành Khu du lịch quốc gia. “Hiện nay du khách đến Bình Thuận lưu trú chỉ 1,5 ngày, trước đây du khách lưu trú là 3 ngày. Vậy là không được. Phải làm sao cho du khách đến Mũi Né nghỉ dưỡng và lưu trú 10 ngày thậm chí là nửa tháng, một tháng và quay lại nhiều lần”, Phó thủ tướng yêu cầu.
#4 Các doanh nghiệp lớn bất động sản đã có mặt tại Phan Thiết
Thiên đường giải trí tại Phan Thiết dự án Mũi Né Summerland Resort
Trong 1,2 năm trở lại đây hàng loạt ông lớn bất động sản đã đổ bộ về Phan Thiết, có thể kể đến như Novaland, Hưng Thịnh, FLC, Hưng Lộc Phát,… Trong Hội nghị Xúc tiến đầu tư Bình Thuận 2019, UBND tỉnh Bình Thuận đã ký thỏa thuận ghi nhớ với 13 nhà đầu tư chiến lược trên các lĩnh vực công nghiệp, du lịch, chế biến, công nghệ cao. Đồng thời, UBND tỉnh cũng đã trao giấy phép đầu tư cho 11 nhà đầu tư về bất động sản nghỉ dưỡng, du lịch. Tổng nguồn vốn thu hút vào các dự án này là trên 46.000 tỉ đồng. Riêng các dự án đầu tư nước ngoài được ký ghi nhớ với tổng nguồn vốn lên đến 17 tỉ USD, trong đó có dự án điện gió ngoài khơi Kê Gà (H.Hàm Thuận Nam) là dự án lớn nhất từ trước đến nay.
Đây là dấu hiệu khá rõ cho thấy thị trường Phan Thiết sẽ có bước chuyển biến lớn trong thời gian tới.
Đọc thêm Dự án đường cao tốc Phan Thiết Dầu Giây khi nào hoàn thành